Tư Vấn Lập Dự Án Cuộc Thi Ý Tưởng Xanh

Sau khi Cuộc thi Ý tưởng xanh 2010 phát động, ban tổ chức đã nhận được nhiều bài dự thi của các bạn trẻ trên cả nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người băn khoăn về cách thức lập dự án. Dưới đây là lời tư vấn của ông Nguyễn Công Quang, nguyên Giám đốc trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường để bài thi “lọt vào mắt xanh” của ban giám khảo.

1. Các bước cơ bản lập Dự án

Lập một dự án cần 3 bước cơ bản sau: hình thành ý tưởng dự án, tìm nguồn (nhà tài trợ) và viết đề cương dự án chi tiết.

Hình thành ý tưởng dự án là bước hết sức quan trọng quyết định dự án có được chấp nhận hay không. Ý tưởng phải hội đủ các điều kiện cần và đủ, nghĩa là phải phù hợp với chủ đề, mục tiêu, nội dung, phạm vi và kinh phí bên tài trợ yêu cầu. Ý tưởng dự án thường được phác thảo ngắn gọn, trả lời được các câu hỏi chính sau:

– Vấn đề muốn giải quyết là gì?

– Kết quả mong muốn đạt được là gì? (Điều gì? Thế nào? Ra sao?)

– Đối tượng hưởng lợi là ai? Bao nhiêu?

– Địa điểm thực hiện dự án?

– Thời gian? (khi nào, đến bao giờ)

– Phương pháp/cách giải quyết vấn đề như thế nào ?

– Kinh phí của dự án là bao nhiêu ?

Bước 2. Tìm nguồn/nhà tài trợ

Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng giúp một dự án tồn tại được. Tuy nhiên, trong cuộc thi Ý tưởng xanh 2010, chúng ta không phải tìm nguồn/nhà tài trợ nữa mà chính là Toyota Việt Nam.

Bước 3. Viết đề cương dự án chi tiết

Để viết được đề cương dự án chi tiết phải dựa vào mẫu hướng dẫn viết dự án của nhà tài trợ. Trong trường hợp này Toyota Việt Nam đã có mẫu hướng dẫn, người tham gia cứ theo mẫu đó mà trình bày.

2. Bí quyết để Dự án dễ được chấp nhận

Để một dự án được chấp nhận, phải xem các tiêu chí của cuộc thi, ở đây chủ yếu gồm: ý tưởng phù hợp với chủ đề cuộc thi, ý tưởng độc đáo và ý tưởng có tính khả thi cao.

3. Trong lập Dự án phần nào là quan trọng nhất?

Trong quá trình lập dự án, phần tìm ý tưởng là quan trọng nhất. Khí có được ý tưởng đúng người ta dễ dàng thực hiện tốt những phần còn lại.

4. Kỹ năng mà người lập Dự án cần có

Kỹ năng để lập một dự án tốt đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng tập trung chủ vào những điểm chính sau:

– Am hiểu nội dung vấn đề đặt ra. Nếu thiếu kiến thức về vấn đề nhà tài trợ đặt ra thì khó tìm được ý tưởng phù hợp.

– Biết viết/trình bày dự án: Người viết dự án vừa phải hiểu thấu đáo yêu cầu của nhà tài trợ, vừa phải trình bày đúng mẫu lập dự án. Hiểu nôm na là “gọt chân cho vừa giầy”.

Nguyễn Công Quang

Tầm Nhìn Toàn Cầu, Hành Động Địa Phương

“Khi ở Hà Nội, tôi thường bất ngờ nhớ vô cùng một địa danh nào đó, có khi xa lắc tận châu Phi – nơi tôi đã từng qua. Nhưng cứ ở đâu chưa được quá một tháng tôi lại nhớ Hà Nội vô cùng…” – Phạm Điệp Giang và Ứng Ngọc Anh chia sẻ về khoảng liên kết giữa khái niệm “toàn cầu” và “địa phương”… sự kiện nóng

>> Suy nghĩ táo bạo của hai cô gái “sống toàn cầu” 

“Môi trường làm việc ở VN đang thay đổi”

Ứng Ngọc Anh

– “Công dân toàn cầu” và “công dân nước Việt” – hình ảnh nào khiến chị hứng thú hơn?

Giang: Tôi hứng thú với hình ảnh một công dân nước Việt mang tinh thần toàn cầu.

Anh: Mình thích sự pha trộn của cả hai: là người Việt Nam nhưng hiện đại, năng động, luôn bắt nhịp với xu hướng mới của thế giới.

– Có khả năng làm việc toàn cầu, tại sao các chị lại chọn “trú chân” ở môi trường làm việc Việt Nam?

Anh: Trong giai đoạn này, trụ sở công ty ở Mỹ cần tôi sử dụng khả năng làm việc “toàn cầu” với các ban lãnh đạo, chuyên gia của công ty tại Hoa Kỳ, trở thành cầu nối thông tin, tham mưu và đề xuất các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và chiến lược của công ty. Dù không có yêu cầu như vậy thì tôi vẫn sẽ làm tốt công việc và phát huy được khả năng của mình dù ở bất cứ đâu.

Giang: Đã làm việc trong nước, ở nước ngoài, làm với “cả Tây lẫn ta”, cả trong Nam ngoài Bắc, tôi thấy có một hiện thực đáng mừng là môi trường làm việc ở Việt Nam đang thay đổi.

Chúng ta vẫn kêu ca về những lề thói cũ nhưng đánh giá một cách khách quan, rõ ràng mọi thứ đang thay đổi, chỉ có điều có thể nó chưa ở một nhịp độ như chúng ta mong muốn. Vậy nếu chúng ta muốn, tại sao chúng ta không tham gia chung vào cái guồng đó để cùng thay đổi nó?

Tôi tự hào và vui vẻ khi với các dự án gần đây, khi tiếp xúc với các nhà đầu tư Việt Nam, tôi thấy họ trân trọng hơn ý kiến của các nhà tư vấn. Các doanh nghiệp VN cũng chú trọng hơn tới thương hiệu, tới việc bảo vệ bản quyền.

Một khi những “cái đầu” thay đổi, thì hệ thống dưới họ cũng sẽ thay đổi thôi. Không phải cứ phải đi xa để được ở nơi mà mình sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi dây xích đã đúc sẵn thay vì việc mình sẽ có khả năng giúp tạo ra một hệ thống tương tự.

Điệp Giang trước đền Coombo
ở Ai Cập

– Môi trường thế nào sẽ giúp việc sống, học tập và làm việc toàn cầu trở nên rộng mở hơn?

Giang: Đây là một câu hỏi chung chung, nhưng tôi cũng xin được phép trả lời rằng, đó là môi trường Mở. Mội môi trường cởi mở với những người đứng đầu có tư duy tốt, sẵn sàng chấp nhận thách thức và sự thay đổi, sẽ là nơi khuyến khích được tối đa khả năng sáng tạo của các cá nhân trong tổ chức. Và bạn biết đấy, sáng tạo và vận động tạo ra phát triển!

Anh: Chủ yếu là ở các tập đoàn, công ty đa quốc đa. Họ tạo điều kiện để nhân viên có thể sống, học tập và làm việc trên phạm vi rộng, tầm nhìn, hiểu biết cũng rộng lớn hơn.

– Thực ra ở trong nước cũng có thể làm việc toàn cầu. Điều quan trọng là đất nước đó có môi trường làm việc toàn cầu thế nào. Chị nhìn nhận thế nào về môi trường làm việc toàn cầu của Việt Nam và các chị có thể đưa ra một nước có môi trường làm việc toàn cầu hấp dẫn nhất mà chị đã trải nghiệm?

Giang: Tôi đã từng làm việc tại Hàn Quốc, Singapore,… Không biết có phải chỉ vì ít trải nghiệm hay không, nhưng tôi đã thực sự ấn tượng trước môi trường làm việc của Microsoft Đông Nam Á tại Singapore nơi tôi có điều kiện tới công tác. Các đồng nghiệp của tôi ở đó đến từ nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Ấn Độ,…

Chúng tôi được ở tại khu nhà của Microsoft dành riêng cho các nhân viên trong thời gian đầu khi mới tới Singapore chưa có điều kiện ổn định chỗ ở và có các chỉ dẫn rõ ràng về phòng làm việc, đồ dùng văn phòng, thẻ ra vào,…

Ấn tượng nhất đối với tôi có lẽ là các buổi họp và các buổi đào tạo về công nghệ mới khi thời gian được rút ngắn bằng việc ngay khi chúng tôi vào buổi họp, mỗi người sẽ được phát một USB ở trong có chứa toàn bộ các file tài liệu về các vấn đề sẽ được đưa ra trong buổi họp đó kèm theo các laptop. Laptop của tôi mang từ VN sang không thể dùng trong toà nhà đó vì phần mềm cài không có bản quyền! (cười).

Các vấn đề được trình bày trên máy chiếu và chúng tôi dành phần lớn cho việc thảo luận, bất kỳ một điều gì gây tranh cãi sau khi đã thống nhất đều được sửa trực tiếp trên màn hình và mọi tài liệu này sau đó được chuyển vào e-mail của các thành viên. Tất nhiên, đừng dại dột đưa địa chỉ Yahoo vào danh sách e-mail đó!

Anh: Việt Nam có điều kiện chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, nhân lực trẻ, ham học hỏi, khả năng thích nghi cao, Internet và viễn thông cũng phát triển tốt, tỷ lệ người sử dụng Internet tăng rất đáng kể chủ yếu là giới trẻ. Theo mình nghĩ, Việt Nam hoàn toàn có thể có môi trường làm việc toàn cầu vì nhiều điểm mạnh trên.

Hoa Kỳ là đất nước có môi trường làm việc toàn cầu hấp dẫn nhất trên thế giới không chỉ với riêng mình. Ngoài ra, tôi còn thấy Ấn Độ là quốc gia đang phát triển rất nhanh và đang tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn nhất. Ấn Độ hiện đang là “CALL CENTER” và các Trung tâm lưu trữ dữ liệu hàng đầu cho các quốc gia trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ. Các trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu mà khách hàng gọi đến các công ty tập đoàn lớn của Hoa Kỳ sẽ được xử lý và giải đáp tại Ấn Độ.

Đây cũng là mô hình Trung tâm lưu trữ dữ liệu và các điểm hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng toàn cầu do Hi-Tek (Dot VN) đầu tư xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới, tạo điều kiện tốt hơn cho các công dân toàn cầu.

Giới trẻ – “phải sống” toàn cầu!

Ứng Ngọc Anh trong buổi giao lưu với SV về chủ đề “Marketing – con đường thành đạt” tại ĐH Thương Mại Hà Nội

– Các chị thấy gì ở khả năng thích ứng của giới trẻ Việt Nam với môi trường sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế? Họ mạnh gì, yếu gì; hay thừa gì, thiếu gì?

Anh: Những khó khăn của người Việt Nam khi làm việc trong môi trường quốc tế đó là ngôn ngữ, khả năng làm việc tập thể, khả năng thuyết trình, đàm phán và quan trọng nhất là “tâm huyết và đam mê”…

Những khó khăn này có thể do đặc điểm văn hóa, cũng có thể là do giáo dục hoặc nhận thức. Nhưng bù lại, họ cũng đang cố gắng hoàn thiện mình và bắt kịp những tiến bộ của thế giới để tránh tụt hậu.

Giang: Giới trẻ Việt Nam hiện nay có điều kiện và cơ hội tốt để hội nhập và họ đã thích ứng rất nhanh với môi trường sống, học tập và làm việc ở nước ngoài hoặc ở những nơi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, không hẳn nhiều trong số họ đã hiểu thế nào là hội nhập toàn cầu.

Không phải có một chứng chỉ từ một trường nước ngoài, uống Coca, ăn Mc Donald, sáng chạy bộ, tối đi bar và tai đeo Ipod suốt ngày đã là hội nhập. Đằng sau đó, như tôi đã nói ở trên, cần ý thức rõ về năng lực bản thân và gốc rễ của mình.

Giới trẻ VN khá mạnh về khả năng thích ứng và đôi khi “ranh khôn” hơn nhiều đồng nghiệp ngoại quốc. Họ thậm chí dễ thành công, nắm bắt được các vị trí quản lý nhanh hơn và kiếm tiền giỏi hơn nhiều đồng nghiệp nước ngoài ở cùng hãng. Điều đó đôi khi tạo ra sự ảo tưởng rằng họ có tài năng nhiều hơn cái họ thực có.

Tôi không cho rằng giới trẻ Việt Nam đang thiếu hay yếu về hai điều này, nhưng có hai điều căn bản họ cần luôn rèn luyện, đó là Bản lĩnh và Đạo đức. Bản lĩnh để không bị choáng ngợp trước các thách thức hoặc trở nên nhanh chóng tự cao trước những thành công bước đầu và Đạo đức để làm nền tảng cho bất kỳ một hành vi nào, nhất là trong môi trường làm ăn của các doanh nghiệp.

Điệp Giang và Hoa hậu Hàn Quốc Honey Lee

– Khi Việt Nam vào WTO thì nhiều người bắt đầu chọn cho mình một phương châm sống: “Tầm nhìn toàn cầu, hành động địa phương”. Cách hiểu của chị về quan điểm này? Tính “toàn cầu” và tính “địa phương” thể hiện trong con người của chị? Theo chị. có sự mâu thuẫn nào giữa hai thái cực này hay không?

Giang: Phương châm sống như nói ở trên là không sai, thậm chí là quá đúng. Nhưng thực hiện được nó không phải là dễ. Thông điệp mà phương châm này muốn truyền tải đến chúng ta là nếu chúng ta kết hợp được hài hoà giữa những gì đã học được và đã được chứng minh là đúng (tầm nhìn toàn cầu) với hành xử của chúng ta trước những điều này không đi ngược lại môi trường nơi chúng ta sống và làm việc thì khả năng “sống sót” của chúng ta trong môi trường toàn cầu sẽ rất cao.

Ví dụ như khi bạn tuyên truyền một chương trình rất hay ho của một tổ chức phi chính phủ quốc tế ở vùng nông thôn, nếu bạn không khảo sát thực tiễn của dân cư ở đó thì bạn có nói giời bể thế nào cũng khó mà thuyết phục được người dân, hoặc một tổ chức nước ngoài muốn thí điểm nuôi bò sữa ở một vùng nông thôn và bò sữa cho năng suất cao nhưng bạn đưa về một vùng nóng nực ẩm thấp nhiều dịch bệnh nơi bò không có khả năng sống thì chương trình đó cũng sẽ thất bại.

Với bản thân mình cũng như nhiều người Việt Nam, tôi nghĩ, đi tới đâu thì mình cũng vẫn là mình thôi. Tôi có khả năng lạnh lùng và tỉnh táo trong việc đưa ra các ý kiến tác động tới kết quả nhiều dự án và thường đòi hỏi cao từ những người cộng sự hoặc cấp dưới nhưng tôi không có khả năng dễ dàng sa thải họ nếu tôi biết họ đang làm việc cho tôi trong một tâm trạng bất ổn vì chuyện gia đình chẳng hạn.

Cũng thế, khi tôi ở Hà Nội, tôi thường bất ngờ nhớ vô cùng một địa danh nào đó, có khi xa lắc tận… châu Phi nơi tôi đã từng qua, nhưng cứ ở đâu chưa được quá một tháng tôi lại nhớ Hà Nội vô cùng. Có khi nhớ cả một quán cơm mà cứ ngồi đó ăn là phải nghe những người bán hàng… chửi nhau. Điều đó không hề mâu thuẫn, nó giống như những khúc sông của một dòng sông vậy.

Anh: Trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu và Việt Nam đã là thành viên của WTO, thì các công ty, tập đoàn luôn phải có tầm nhìn chiến lược, suy nghĩ toàn cầu, nhưng có khả năng hành động địa phương. Nói cách khác, chiến lược kinh doanh của 1 công ty phải thích hợp với môi trường toàn cầu nhưng lại linh hoạt tại từng địa phương riêng biệt.

Đó cũng là lý do tại sao các CEO luôn là người bản địa để hiểu tốt hơn về văn hóa và nhu cầu địa phương, nhưng được đào tạo bài bản và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý trong các môi trường chuyên nghiệp như các công ty đa quốc gia thành công.

Họ cần có khả năng phân tích ngành trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu để thấy được xu hướng phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai. Và phương châm này đang dần trở thành chiến lược chủ chốt trong nhiều công ty.

– Một câu chuyện mà chị muốn chia sẻ trong những chuyến đi xa hoặc làm việc ở xứ người đã tác động đến sự thay đổi cách nghĩ, cách làm của chị?

Anh: Đó là chuyến thăm của tôi đến trụ sở của tập đoàn Intel, con người, hoạt động, cơ sở hạ tầng của tập đoàn đã làm tôi mở mang cả về cách sống, cách nghĩ và cách làm. Tại sao Việt nam và những người trẻ lại không nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ trở thành một công dân toàn cầu?

Giang: Hồi tháng 12/2006, tôi đi nghỉ ở Melaka (Malaysia). Tôi đi bộ khắp khu phố và thấy một nhà hàng bán món mì rất ngon. Hôm sau, định bụng quay lại nhưng thấy hàng đó đóng cửa, hàng bên cạnh mở. Vào thử thì thấy món cơm ăn cũng được.

Hôm sau nữa định quay lại ăn cơm thì lại thấy hàng cơm đóng cửa, đành vào ăn món mì lạnh Nhật Bản ở bên cạnh. Sau rồi mới đoán ra, cả khu phố đó, vì mùa đó khách du lịch ít, nên họ đã phân công nhau, mỗi ngày chỉ một nhà hàng mở, để các nhà hàng trong khu đó cùng có cơ hội “sống sót” qua mùa khách ít.

Khi biết điều đó thì cảm thấy rất phục họ. Phục vì tư duy “buôn có bạn, bán có phường” được họ tuân thủ rất chặt chẽ. Điều đó không những giúp họ có thể duy trì các nhà hàng mà còn khiến cho các du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn và nhận biết được về tinh thần đoàn kết của người dân. Nó mang lại cảm giác dễ chịu và an toàn cho du khách.

Điều đó khiến cho tôi luôn có suy nghĩ, cần phải có được những đối tác, những êkíp tốt. Trong những lúc khó khăn, chúng tôi giúp đỡ nhau không chỉ với tư cách là bạn làm ăn, mà còn giống như những người bạn, tới lúc có việc thì có thể giúp đỡ nhau trải qua khó khăn vì không phải ai lúc nào cũng có thể “một tay che cả bầu trời”.

Và tôi ao ước sao, không chỉ những nhóm đối tác hiện đang cùng tôi có chung suy nghĩ ấy. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam đều thấu hiểu rằng đây không còn là thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” mà là thời của những hợp tác “thắng – thắng” như vậy thì chắc chắn, môi trường kinh doanh ở VN sẽ được cải thiện nhiều.

– Cảm ơn Ngọc Anh và Điệp Giang!

Chùm bài: “Ở Việt Nam, sống toàn cầu”

Từ Chuyện Cây Bàng Trong Sân Trường

Tags

,

10517

8730

/2010-01-14-tu-chuyen-cay-bang-trong-san-truong

Yêu cây cỏ trong sân trường, học sinh sẽ thấy gắn bó hơn với thầy cô, bè bạn, những giờ học, giờ chơi, những hồn nhiên của lứa tuổi mình đang sung sướng được sống… Và từ lòng yêu cây cỏ, gia đình, mái trường, thầy cô bè bạn, những học sinh, những công dân tương lai của đất nước, sẽ ý thức rõ hơn, nuôi dưỡng sâu xa hơn trong lòng họ tình yêu tổ quốc…
sự kiện nóng

Sân trường tháng m ư ời hai luôn đặc biệt bởi những chiếc lá bàng. Cây bàng không biết từ lúc nào đã tự nhuộm mình thành đỏ ối như một ngọn đuốc khổng lồ, cứ thầm lặng cháy trong trời đông xám lạnh. Mỗi ngày, ngọn đuốc ấy lại hao mòn đi một ít sắc đỏ vì những chiếc lá rụng.

Tháng mười hai Tây Nguyên cũng đã bắt đầu mùa gió, nên vừa rời cành lá bàng đã được gió đón lấy, nâng trên đôi cánh của mình mà đưa đi tít xa. Có những chiếc lá không theo gió, chỉ chao nhẹ đáp xuống rồi nằm thảnh thơi trên mặt đất, làm nên một tấm thảm màu nâu đỏ, đẹp đến ngỡ ngàng.

Cô giáo dạy văn mê đắm lá bàng, cứ ngẩn người xuýt xoa không ngớt trước vẻ xao xác của sân trường mùa lá rụng. Rồi tiếc nuối hụt hẩng khi thấy học trò của mình quét sạch lá rụng… Không chỉ quét lá rụng, học trò còn leo lên cây tuốt hết những chiếc lá đã chín màu nâu đỏ, tuốt cả những chiếc lá mới chỉ vương chút nâu vàng… Lá bàng bị cưỡng bức rụng ào ào xuống sân trường. Rồi trong chốc lát, tất cả những chiếc lá như những mảnh màu ấm áp tuyệt đẹp, đã bị dồn hết vào trong bao tải. Học trò mang những bao lá bàng ra để ở một góc đường, xe rác sẽ đến và mang chúng đi…

Thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường không thích lá bàng rụng, không thích màu sắc quá chói gắt của lá bàng trong mùa đông, không thích sự bay tung, sự sóng soãi, sự rực cháy của nó trên sân trường. Sân trường đầy lá rụng, trông chẳng giống sân trường một chút nào, trông cứ luộm thuộm như một công viên hay một góc rừng… Thầy muốn sân trường phải thật sạch sẽ thật nghiêm trang như một ông giáo mặc vetston trong ngày khai giảng!

Cho học sinh tuốt sạch lá bàng! Không để cho cây bàng tự do sống đời sống của nó!

Không để cho tụi học trò ngớ ngẩn dạo qua dạo lại trong sân trường, nhặt mấy chiếc lá đỏ, lật đi lật lại trên tay mà ngắm nghía, mà xuýt xoa!

Không để cho cô giáo dạy văn đang giảng bài chợt sững người nhìn chiếc lá bàng vừa bay vào lớp. Rồi nhặt chiếc lá mà liên hệ với học trò về sự hữu hạn của mỗi đời sống trong vô hạn của thời gian. Sự cần thiết phải nỗ lực của mỗi con người, để có thể đi qua cuộc đời một cách lương thiện, đoàng hoàng, đẹp đẽ. Như chiếc lá bàng đã sống trọn đời với màu xanh trên cành làm nên bóng mát, rồi chọn một cái chết đẹp, với màu sắc rực lên, cháy đến tận cùng, dâng hiến đến tận cùng cho mùa đông, làm nên một đốm lửa ấm áp sưởi ấm không gian lạnh lẽo trước khi tan biến vào cát bụi đất đai!

Cô giáo dạy văn nhớ bài thơ Mùa lá rụng của Olga Berggoltz với lời đề dẫn: Mùa thu ở Matxcova người ta treo những tấm biển trên các đại lộ với dòng chữ: Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng… Và tiếc rằng, thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường, có thể không biết bài thơ đó. Không biết rằng ở nhiều nơi những chiếc lá vàng óng kia, đang được bảo vệ cẩn trọng như những báu vật.

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả…
Matxcova, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc theo đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trên đời
“Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng”

Bảo vệ từng chiếc lá cây trong mùa cây rụng lá, hoặc leo lên cây tuốt sạch hết lá vàng, hoặc bẻ đến kỳ hết những chùm trái bằng lăng khô khốc… Đó không chỉ là những hành xử của con người với cây cỏ thiên nhiên. Đó còn là biểu hiện quan điểm của mỗi người về cái đẹp. Trong môi trường sư phạm, đó còn là quan điểm về vấn đề giáo dục cái chân, cái thiện, cái mỹ cho mỗi học sinh.

Nhưng làm sao có thể trách được người không biết. Mà vẻ đẹp kỳ diệu trong từng chiếc lá rụng, có phải ai cũng nhận biết hết cả đâu. Đâu phải ai cũng có thể tưởng tượng rằng ngày xưa, cái ngày xưa Thơ Mới đó, Xuân Diệu cũng đã từng choáng ngợp trước cây bàng lá đỏ mà viết:
..
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Những cây bàng trong sân trường giờ đã trơ trụi lá, nhưng vẫn đẹp một vẻ rất riêng. Cành nhánh trên thân cây khẳng khiu trông như những cánh tay dang rộng, phả lên bầu trời cái màu khói sương bãng lãng.

Rồi ít lâu sau, bàng sẽ nhú lộc. Những mầm non đỏ tươi đậu chi chít trên cành như minh chứng cho sự trẻ trung, cho sức sống cuồn cuộn rạo rực chảy tuôn sau lớp vỏ dày nứt nẻ. Rồi lá bàng sẽ to ra dựng đứng như tai thỏ. Rồi lá bàng sẽ nhanh chóng lớn nữa, xoè rộng, tạo nên một vòm bình yên với tầng tầng lớp lớp lá non xanh như ngọc. Rồi đến lúc tiếng ve báo hè vang dậy, dưới những tán lá bàng sẽ có những cô cậu học trò ngồi học bài… Họ hái chiếc lá bàng ghi vài câu thơ vào đó, có khi tặng bạn, có khi ngần ngại ép vào cuốn sách mang về…

Rồi bàng sẽ nhú lộc. Những mầm non đỏ tươi đậu chi chít trên cành như minh chứng cho sự trẻ trung, cho sức sống cuồn cuộn rạo rực chảy tuôn sau lớp vỏ dày nứt nẻ.

Xã hội càng hiện đại, những khoảnh khắc xúc cảm lãng mạn như vậy, phải chăng càng cần thiết? Phải chăng nhờ vào đó, bao tâm hồn của thế hệ trẻ sẽ có cơ hội cân bằng trước những xơ cứng của máy móc, của thao tác nhấp chuột tìm bạn bè, tìm trò chơi, tìm thông tin trên net?

Cũng như vò trong tay một lá cỏ hăng hắc, nghe bên tai lảnh lót một tiếng chim, phải chăng là một cách di dưỡng tinh thần, để con người chúng ta bớt cằn cỗi với café uống liền, trà xanh chai nhựa, nước trái cây đóng lon, cùng bao nhiêu sản phẩm đóng hộp khác, nhan nhản trong xã hội hiện thời?

Vì vậy, hạnh phúc thay cho những ngôi trường có khuôn viên rộng, có nhiều cỏ cây, có bóng mát, mùi hương và tiếng chim. Để thiên nhiên, bậc thầy kỳ diệu, dạy cho những học sinh, những tâm hồn bé bỏng tình yêu cái đẹp, cái thiện…

Học sinh sẽ tự nhận biết trong mỗi cành cây ngọn cỏ, bài học về sự cho đi và nhận được, sự có mặt và khuất lấp, sự mạnh mẽ vươn dậy của những tạo vật mỏng manh. Học sinh sẽ tự nhận biết thời gian đi qua, bốn mùa đi qua, không chỉ trên những tờ lịch, những con số đếm ngày đếm tháng vô hồn, mà còn trong sự luân chuyển đâm chồi, ra hoa, rụng lá của cây cối..

Yêu cái đẹp cái thiện học sinh sẽ biết hành xử hướng tới cái đẹp cái thiện. Nâng niu một chiếc lá, học sinh sẽ biết nâng niu một số phận, Ngắm nhìn một bông hoa, học sinh sẽ biết trân trọng, ngưỡng mộ một tài năng. Đứng trước một chùm quả, học sinh sẽ phải suy ngẫm về việc cần nghiêm túc, cần nỗ lực trong học tập, trong lao động để có được những thành công thực sự trong đời…

Yêu cây cỏ trong sân trường, học sinh sẽ còn thấy gắn bó hơn với thầy cô, bè bạn, những giờ học, giờ chơi, những hồn nhiên của lứa tuổi mình đang sung sướng được sống.

Và từ lòng yêu cây cỏ, gia đình, mái trường, thầy cô bè bạn, những học sinh, những công dân tương lai của đất nước, sẽ ý thức rõ hơn, nuôi dưỡng sâu xa hơn trong lòng họ tình yêu tổ quốc. Để khi tổ quốc cần, họ biết nỗ lực bảo vệ hoặc dựng xây. Bởi vì, như nhà văn Nga Il’ja Grigor’evich Erenburg đã viết: Lòng yêu tổ quốc bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước cửa nhà, yêu con đường nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mái nhà tranh, yêu đồng lúa chín…

Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Tinh Hoa Spa Tại La Cochinchine

Tags

Nằm trong khuôn viên tầng 6 của khách sạn Rex

SaiGon

,

Spa

La Cochinchine thật sự là không gian cần thiết để giúp mọi người lấy lại sự phấn chấn tinh thần và thể trạng sau một ngày làm việc đầy căng thẳng.

Đến

Spa

La Cochinchine với đầy đủ các dịch vụ chăm sóc như trị liệu ấn huyệt phong cách Thái, liệu pháp thức tỉnh bằng dòng chảy từ

Ấn Độ

, chăm sóc da bằng trái cây tự nhiên đậm chất

Việt Nam

… kết hợp cùng các loại tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên, sẽ mang lại trị liệu phù hợp lấp đầy những khoảng trống năng lượng trong cơ thể bạn.

Đặc biệt hơn hết, La Cochinchine đã khám phá một tinh hoa

spa

, một công nghệ tiên tiến nhất trong nghành

spa

trên thế giới, là giải pháp tối ưu cho những làn da đang thiếu nước, bị sậm đen, có xu hướng lão hóa… Pevonia, một sản phẩm đến từ Mỹ, đã nghiên cứu được những giải pháp cho làn da của bạn hiện đang có mặt tại La Cochinchine. Hãy lắng nghe làn da của bạn, từ sâu tận tâm hồn, làn da của bạn cần được chăm sóc và bảo vệ trước sự ô nhiễm của môi trường. La Cochinchine sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Ngoài ra,

Spa

La Cochinchine con có hệ thống máy tập phòng gym hiện đại, hồ bơi ngoài trời với không khí thoáng mát, yên tĩnh sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng thật sự và duy trì sự tươi trẻ năng động cho cơ thể bạn.

Một lễ hội hè sôi nổi với nhiều quà tặng và chương trình khuyến mãi có giá trị hấp dẫn tại La Cochinchine, hãy “quẳng gánh lo đi” để tận hưởng cuộc sống của chính bạn.

Kỳ nghỉ hè tại La Cochichine:

Hãy chọn lựa 1 trong những khuyến mại sau:

– Mua 3 phiếu điều trị nhận được miễn phí phiếu thứ 4

– Mua 1 phiếu điều trị tặng phần quà với trị giá từ 2 — 20 USD tại cửa hàng Spa

– Happy hours : từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa : mua 1 tặng 1

La Cochinchine Spa & Fitness
Lầu 6, 7 khách sạn Rex, 141 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 38251814.
Ana Mandara Villas Dalat – Resort & Spa
Le Lai, P.5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
ĐT: (063) 3555888

Thương Bệnh Nhân BHYT Hơn Dịch Vụ

HTML clipboard

– Nhận mình là người “đã đặt một chân vào ngành y tế”, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam thẳng thắn nêu thực tế là bệnh nhân khám BHYT không tiện bằngbệnh nhân khám dịch vụ. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng phảithương bệnh nhân BHYT hơn bởi họ không có tiền.

Sáng 18/12 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc gia về Chất lượng bệnh viện lầnthứ 2 với sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Y tế.

Thương bệnh nhân BHYT hơn

Trước thực tế mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị KimTiến đồng tình và cho rằng cần tránh phân biệt bệnh nhân BHYT với bệnh nhân dịchvụ.

“Bệnh nhân nào cũng là bệnh nhân, không có bệnh nhân thì không có bác sỹ. Bệnhnhân BHYT càng phải thương họ hơn vì họ không có tiền”, Bộ trưởng Y tế nói. 

quá tải bệnh viện, bệnh nhân, BHYT, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thị Kim Tiến, chất lượng bệnh viện

Diễn đàn Quốc gia về Chất lượng bệnh viện lần thứ 2

Theo bà Tiến, một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng bệnh viện là sựhài lòng của người bệnh. Nếu bệnh viện nào không phấn đấu để đạt được sự hàilòng của người bệnh thì phía BHYT sẽ không ký hợp đồng khám chữa bệnh, lúc đóbệnh viện sẽ mất đi lượng bệnh nhân lớn, mất đi uy tín và niềm tin.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chất lượng bệnh việnhay chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc y tế luôn là vấn đề được cả xã hộiquan tâm đặc biệt.

Tai biến y khoa và “văn hóa làm thinh, giấu lỗi”

Môi trường bệnh viện có rủi ro cao, là điều kiện lý tưởng để tạo ra sai sót (áp lực cao, quá tải, hiều chỉ định,..)

Tuy nhiên, “văn hóa làm thinh, giấu lỗi”, “văn hóa an toàn, văn hóa báo cáo” đang tồn tại khiến các tai biến chưa được báo cáo, xử lý một cách đầy đủ, thỏa đáng.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng cần có điều tra dịch tễ học về sai sót, sự cố trong y tế Việt Nam và các bệnh viện phải triển khai chương trình an toàn người bệnh, đào tạo cho nhân viên, thiết lập hệ thống báo cáo sai sót, sự cố tự nguyện theo quy định.

“Dù còn người này, người kia trong ngành y chưa tốt, nhưng đó chỉ là một bộ phậnrất nhỏ đối với những cống hiến to lớn của bao tấm gương đức độ trong ngành y.

Do vậy, không thể tách rời điều trị với dự phòng, cần nâng cao trình độ của ybác sỹ trong công tác điều trị cũng như nâng cao vấn đề về y đức”, Phó Thủ tướngnói.

Trước vấn đề xã hội hóa y tế đã nảy sinh nhiều bất cập sau thời gian dài thựchiện tự chủ tài chính, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ đang xây dựng và sắp banhành thông tư về phòng khám và khoa khám bệnh theo yêu cầu để tránh tình trạnglẫn lộn công – tư.

Ở các nước phát triển, bệnh viện công – tư rất rạch ròi, thậm chí có cả bệnhviện tư phi lợi nhuận. Vì thế bà Tiến cho biết trong điều kiện của ngành y tếViệt Nam hiện nay dù khó khăn nhưng nếu quyết tâm thì sẽ thực hiện được điều này.

Bệnh viện coi bệnh nhân như khách hàng

Bộ Y tế cũng đã ban hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện,trong đó nhấn mạnh quan điểm chủ đạo khi xây dựng bộ tiêu chí này là “Lấy ngườibệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết quanđiểm này được hiểu là bệnh viện cần coi người bệnh như khách hàng của mình.“Người bệnh đến phải được phấn khởi tiếp đón niềm nở còn mọi người trong bệnhviện phải hết lòng phục vụ”, ông Khoa cho hay.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế thì sẽ có một cơ quan kiểm định độc lập các tiêu chí đánhgiá chất lượng bệnh viện.

quá tải bệnh viện, bệnh nhân, BHYT, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thị Kim Tiến, chất lượng bệnh viện
Sự hài lòng của người bệnh là một trong những thước đo đánh giá chất lượng bệnh viện (Ảnh: C.Q)

Tại diễn đàn, một số bệnh viện, địa phương cũng đã báo cáo về công tác triển khaicác biện pháp nhằm cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Theo báo cáo của Sở Y tếHà Nội, sau khi thực hiện các biện pháp cải tiến quy trình khám bệnh tại bệnhviện, thời giam khám trung bình tại các bệnh viện đa khoa thành phố của ngườidân đã giảm.

Cụ thể: Nếu chỉ khám lâm sàng người bệnh chỉ mất 21 phút. Nếu khám lâm sàng vàxét nghiệm mất 104 phút. Nếu khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh mất134 phút. Nếu thêm thăm dò chức năng thì thời gian cần có là 165 phút.

Trong khi đó, báo cáo của các bệnh viện, địa phương khác cho thấy thời gian chờđợi dù đã được cải thiện song người bệnh vẫn phải chờ đợi rất lâu.

Diễn đàn quốc gia về chất lượng bệnh viện (lần thứ 2) do Dự án Hỗ trợ Nâng cao năng lực ngành y tế tổ chức. Dự án này do Liên minh Châu Âu – EU tài trợ nhằm tăng cường năng lực thể chế trong quản lý ngành và quản lý việc cung cấp các dịch vụ y tế.

Y tế là một trong 2 lĩnh vực chủ chốt mà Liên min Châu Âu sẽ tiếp tục tài trợ cho Việt Nam. Trong giai đoạn 200-2013, Phái đoàn Liên minh Châu Âu đã phân bổ hơn 55% trong tổng nguồn vốn viện trợ chính thức cho lĩnh vực y tế, tương được 168 triệu USD.

Cẩm Quyên

quá tải bệnh viện, bệnh nhân, BHYT, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thị Kim Tiến, chất lượng bệnh viện

Con Gần Trường Vẫn Không Dám Cho Tự Đi Học

Sau khi hình ảnh “Nghịch cảnh những nẻo đường đến trường” được đăng tải, VietNamNet nhận được nhiều phản hồi chia sẻ của độc giả. Nhiều phụ huynh ở thành phố, có điều kiện vật chất chia sẻ: “Chúng tôi có sung sướng gì chứ!”


Phụ huynh chỉnh lại mũ, khẩu trang cho con, chuẩn bị lên đường về nhà (Ảnh: Văn Chung)

Độc giả Hoàng Thanh:“Chưa chắc nơi nào hạnh phúc hơn”

Như các bạn lớn tuổi, tuổi thơ tôi cũng phải vác cặp lội bộ đến trường, vì thế bây giờ mới có những kỷ niệm đáng nhớ thời đi học. Nhìn các cháu bây giờ cha mẹ phải đưa đón, đi học như cái máy mà thương. Âu cũng là hoàn cảnh thôi, nhiều khi các cháu muốn tự đi học cũng không được và cũng chẳng có cha mẹ nào yên tâm để các cháu tự đi nhất là các cháu nhỏ học xa nơi ở, ngoài đường hiện nay thì..

Chị Thu Hương (nhà ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nghề nghiệp: công chức, hành chính hiện có con gái đang học lớp 6: Phải đưa con đến trường

Nhà tôi cách trường nơi con đang theo học chỉ 5-7 phút đi xe máy. Gần thế cũng không thể yên tâm mà để cháu đi học một mình khi xã hội xung quanh các cháu có quá nhiều phức tạp.

Con tôi là con gái, nhà thì ở trong ngõ vắng. Nơi này cũng có hiện tượng (dù không nhiều) những thanh niên hư hỏng. Làm sao yên tâm khi mà đâu đó chuyện trấn lột, nghiện ngập vẫn rình rập con tôi.

Thậm chí để con đứng ở cổng trường đợi bố mẹ hơi lâu mình cũng đã lo lắng. Chỉ chờ vậy mà có thể có những xe ô tô lướt qua, nhanh lắm là họ đã kéo con mình lên xe, rồi không biết con sẽ đi về đâu hay thậm chí bị cho vào động mại dâm. Những phụ huynh có con học lớp 8, khi các cháu đang tuổi phát triển mạnh lại càng lo lắng.

Chưa kể chuyện giao thông. Tầm con đi học rồi tan học toàn rơi vào giờ cao điểm. Xơ xẩy là tai nạn ngay. Mình cũng muốn cho cháu tự đạp xe đạp đi nhưng phần lo con chưa hiểu hết luật, phần sợ giao thông hỗn loạn như bây giờ.

Thế nên vợ chồng bận mấy cũng phải thay nhau đưa con đến trường. Đấy là nhà mình gần. Còn nhà ở xa, phụ huynh càng có nhiều lý do để lo lắng.

Đấy, phụ huynh thành phố, đô thị chúng tôi cũng có sung sướng gì!

Anh Trịnh Quang Chiến (nhà ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), nghề nghiệp: Luật sư, hiện có con trai đang học lớp 4:
“Môi trường đô thị quá nhiều “ô nhiễm”

Chúng tôi thông cảm và xót xa cho hoàn cảnh đi lại vất vả của học sinh miền núi. Nhưng cũng cần phải nói rằng không thể so sánh học sinh giữa hai khu vực: miền núi và đô thị được. Xét cả về điều kiện địa lý, kinh tế đều có sự khác biệt rõ rệt.

Con tôi mới 4 tuổi mà đã phải đi học thêm (không học là nhiều chuyện với trường lớp, các cô), rồi các khoản đóng góp, ủng hộ. Chưa kể ăn mặc, sinh hoạt. Tốn kém đã đành, phụ huynh còn nơm nớp lo sợ chuyện con dễ hư hỏng.

Và thẳng thắn thì phụ huynh chúng tôi không thể để con đi lại một mình được. Lý do thì rất nhiều.

Nhìn vào giao thông ở Hà Nội hiện nay với những ngã 3, ngã tư, ngã 5, đoạn đường nào cũng đông như nêm, người người chen lấn. Bản thân chúng tôi là người lớn còn sợ huống chi trẻ nhỏ. Tai nạn luôn rình rập các cháu. Giả sử con có muốn để tự đi học phụ huynh mình cũng lo, không đành lòng.

Cần phải nói thêm nhiều cháu ở thành thị từ khi sinh ra và lớn lên đã quen sống trong sự đùm bọc nên khả năng thích ứng với môi trường phần nhiều kém hơn trẻ nông thôn, miền núi. Tính tự chủ, độc lập của các cháu cũng vậy.

So sánh tỉ lệ tội phạm, ở đô thị con số rõ ràng nhiều hơn. Chuyện bắt cóc, tống tiền không phải điều gì quá xa xôi. Trẻ con thành thị bây giờ nếu thả ra đường dễ hư hơn, nào Internet, bỏ học rồi đánh nhau.

Những đứa cấp 2 đã biết yêu đương, rủ nhau vào nhà nghỉ hay chơi lô đề, cá độ bóng đá và đủ thứ tệ nạn khác. Là luật sư tôi đã từng làm một số vụ liên quan đến chuyện cá độ, lô đề mà nhân vật chính là các cháu mới học cấp 2. Thấy mà buồn và lo.

Mới thấy mọi sự so sánh đều khập khiễng. Ai lại không muốn các con sớm trưởng thành, sống độc lập nhưng mấy cha mẹ, nhất là những người có con còn học tiểu học, phổ thông đành lòng để con tới trường một mình.

Độc giả Nguyễn Văn Xây:“Rất bình thường”:

Rất bình thường mà. Chính tôi cũng đã từng phải như vậy, có khi còn hơn. Tôi không thích bao bọc lắm. Và sau này cũng vậy, với con cái của mình tôi vẫn sẽ để chúng tự lập từ những điều nhỏ nhất.

Các bạn nên nhớ rằng “một cây lim sinh trưởng ở đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt sẽ có chất gỗ khác với cây lim ở đồng bằng mà”. Nhiều lúc tôi thấy phải cảm ơn cuộc sống đã cho tôi khả năng tự lập rất cao. Nghèo khó chỉ nhất thời, quan trọng là ý chí và sự khích lệ của mọi người trong gia đinh, đặc biệt là bố mẹ!

  • Phong Đăng(tổng hợp và ghi)

Bảo Vệ Môi Trường, Bảo Vệ Sự Sống Của Con Người

Nhưng trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa: “Thế nào là thiên nhiên?”. Tôi dám chắc ngày nào bạn cũng gặp người bạn thiên nhiên bởi một lẽ rất đơn giản: Đó là thiên nhiên luôn có mặt trong nhịp sống của chúng ta, là trăng, gió, trời, mây… Còn môi trường sống mang ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả thiên nhiên và những thứ gọi là nhân tạo. Chúng ảnh hưởng, tác động đến đời sống của loài người. Nói chung, thiên nhiên là kho tàng quý giá giúp con người tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, chúng không vô tận còn con người vẫn cứ khai thác đến khi cạn kiệt. Việc tàn phá môi trường sống cũng là tàn phá chính cuộc sống chúng ta.

Trước tiên là rừng, “lá phổi xanh” của nhân loại – cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp sinh tồn của mỗi con người. Nhờ có rừng mà phần nào làm chậm lại dòng nước lũ ở những vùng đồi núi, kéo dài thời gian để người dân sắp xếp công việc của mình. Rừng còn là nguồn khai thác lâm sản, tạo ra những bộ bàn ghế gỗ sang trọng trong phòng khách, những bàn học chắc chắn hay gần gũi hơn là vở chứa đựng kiến thức của thầy cô. Ngoài lâm sản, thảo dược cũng là một nguồn khai thác quý giá – liều thuốc của mẹ thiên nhiên, dùng để chữa nhiều căn bệnh trong cuộc sống. Chắc chúng ta ai cũng đã từng được nghe về sách Đỏ – ghi danh những động vật quý hiếm. Đấy, ích lợi của rừng chỉ thế thôi! Rừng giúp cho chúng ta sống khỏe, chặn dòng chảy của thần chết, cứu sống hàng trăm người trong gang tấc, mang ý nghĩa kinh tế, xuất khẩu cao từ những các loại lâm sản… Vậy mà, có ai đã từng thầm cảm ơn rừng chưa?

Tiếp đến là nơi mà ta đứng và sống ngày qua ngày đến “mòn” – đất đai. Con người dù có di cư hay nhập cư thì vẫn phải biết rằng nơi ở luôn là đất. Kể cả động vật trên cạn cũng vậy. Chúng sống thế nào nếu thiếu đất? Đất đai còn là nơi lao động sản xuất của nông dân. Nhờ có đất đai nên trồng trọt, chăn nuôi luôn phát triển. Nhiều vùng đất còn “giấu” trong mình khoáng sản quý giá như: vàng, bạc, đồng… kể cả kim cương để chế tạo thành những nữ trang làm đẹp. Nhà nước còn có thể phát triển kinh tế bằng nguồn tài nguồn khoáng sản, chỉ cần không quá lạm dụng vào nó. Đất đai rộng lớn bao nhiêu thì chứa đựng nhiều điều quý giá bấy nhiêu…

Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa

Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa

Yếu tố thứ ba cần được nhắc đến là sông ngòi, biển cả. Biển cung cấp muối – gia vị tất yếu trong bữa ăn. Sông ngòi, biển còn mang trong mình thủy, hải sản để chế biến thành những thứ bổ dưỡng như: tôm hùm hấp, cua rang me… Giữa đất đai và sông ngòi luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: trồng trọt trên cạn cung cấp thức ăn cho các loại cá dưới sông và ngược lại, sông ngòi bù đắp phù sa đế việc trồng trọt đạt hiệu quả. Thay vì có “cộng sinh” trong giới động vật thì trong các yếu tố tự nhiên có “cộng phát triển”. Nước sử dụng nhiệt điện để cung cấp điện. Dưới biển cả bí ẩn chứa đựng những mỏ dầu mang giá trị kinh tế cao.

Cuối cùng là nguồn năng lượng tự nhiên “mạnh mẽ” nhất của thế giới: mặt trời. Thử tưởng tượng đến một ngày thiếu mặt trời, thế giới xung quanh ta chỉ là một màu đen. Lúc đó, con người trở nên u mê, yếu ớt bởi mặt trời giúp con người, động thực vật – nói chung là vạn vật phát triển nhưng ít ai biết điều đó. Trong những năm công nghiệp hóa toàn cầu, có lẽ năng lượng mặt trời là năng lượng sạch nhất và đồng thời là phương pháp tối ưu nhất cho năng lượng của trái đất.

Bên cạnh ý nghĩa về mặt vật chất, thiên nhiên còn mang ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần. Chúng khơi gợi ý tưởng cho các nhà khoa học như Newton: nhờ có quả táo “vĩ đại” mà ông tìm ra được trọng lực; là nguồn cảm hứng của mọi bức tranh, bài tình ca của những nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng thế giới… Thiên nhiên đem đến cho con người vật chất, niềm vui. Vậy mà con người chỉ trả lại bằng những hậu quả đau thương…

Khí độc gây ô nhiễm môi trường và ra đủ thứ bệnh, từ nhẹ đến tử vong. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay vẫn là hiệu ứng nhà kính. Các khối lạnh, khí nóng buộc phải di chuyển để rồi làm biến đổi khí hậu đột ngột, điển hình là bão Elmino. Việt Nam nằm trong top 5 nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu, một phần là do đặc điểm tự nhiên nhưng phần còn lại cũng là do con người. 

Môi trường ô nhiễm do nhà máy, rác thải sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng nhất hiện nay là bao bì nilon, gây tắc nghẽn cống rãnh. Nilon cần một thời gian rất lâu mới tiêu hủy nên con người phải tìm giải pháp tối ưu hơn. Họ đốt nhưng cũng để lại khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dịch bệnh cũng sẽ phát triển mạnh. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất trong tình trạng lúc này là hạn chế không sử dụng bao nilon, khái quát hơn là bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần bảo vệ như thế nào và bằng cách nào?

Bảo vệ môi trường không có nghĩa là quá “keo kiệt” trong sử dụng khoáng sản cũng như những nguồn tài nguyên của sông ngòi biển – thủy hải sản. Chúng ta chỉ cần đạt được sự hợp lý trong việc khai thác. Còn đối với cây rừng, con người có thể chặt phá “thoải mái” nhưng cần phải có sự cân bằng giữa số cây khai thác và trồng, đồng nghĩa với câu tục ngữ “trồng cây gây rừng”. Trong sinh hoạt, y tế chắc chắn không tránh khỏi từ rác, vì vậy chúng ta cần phải xử lý triệt để, dứt khoát. Như đã nói trên, bao nilon được sử dụng quá phổ biến mà hại lại nhiều hơn lợi nên cần có giải pháp. Ngược lại với rác sinh hoạt, y tế, chúng ta phải hạn chế sử dụng thay vì sử dụng rồi xử lý. Một số chất liệu có thể thay được bao nilon như: bao sinh thái, bao giấy, vải… Đây là những giải pháp được coi là tối ưu trong tình trạng tạm thời.

Tóm lại, hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên. Khi ta còn tồn tại thì môi trường sống còn nắm một vai trò quan trọng trong đời sống. Thiên nhiên bằng một phép màu nào đó giúp ta cảm nhận được từng nhịp đập cuộc sống, trao giây phút vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng cần phải có ý thức bảo vệ chúng để thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên. Chúng ta có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất: không bẻ cành, nhặt rác và những chiếc lá rơi…

Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi “Bảo vệ môi trường” dưới dạng bài viết, chùm ảnh, video mô tả thực trạng môi trường hư ô nhiễm không khí, nước…; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB.

Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Gửi bài dự thi tại đây

Phạm Minh Đức

Từ Học Sinh Cá Biệt Đến Con Đường Tù Tội

Đối với hầu hết mọi người, quê hương là nơi con tim luôn hướng về khi phải sống ở phương xa. Nhưng với tiền đạo đang khoác áo Man United, Rotterdam thì đó lại là mảnh đất để lại cho anh nhiều xót xa nhất.

Robin van Persie sinh ra và lớn lên trong một khu vực đa sắc tộc của vùng Rotterdam, Hà Lan. Cả gia đình anh không có ai theo nghiệp bóng đá. Mẹ anh, bà Jose Ras là một họa sĩ kiêm nhà thiết kế đồ trang sức còn bố anh ông Rob là một nhà điêu khắc.

Bước ngoặt trong cuộc sống của Persie là khi bố mẹ ly hôn, gia đình tan vỡ và anh về sống với bố. Persie từ một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu trở thành một đứa ngổ ngáo.

Tuổi thơ dữ dội

Ở trường, Persie hầu như ngày nào cũng bị phạt đứng bảng hoặc đuổi ra khỏi lớp vì những trò quậy phá, đánh bạn. Ông Bob cũng phát mệt vì cứ phải trông chừng rồi quát nạt cậu con trai nghịch ngợm.

Van Persie với vợ Bouchra, con trai Shaqueel, con gái Dina và “Cậu bé vàng” Maradona

“Nó khiến mỗi ngày của tôi trở nên dài hơn và mệt mỏi. Để kiểm soát được nó thực sự là điều khó khăn” – ông Bob nhớ lại.

Thế nhưng đến một ngày, cậu bé Persie 12 tuổi bỗng nhiên muốn nói chuyện với bố bằng khuôn mặt cực kỳ nghiêm túc. “Nó bảo đã nhận ra tình yêu đối với trái bóng tròn và muốn sống hết mình vì đam mê đó”.

Nơi chứng kiến sự phát triển tài năng của Persie là một sân bóng bằng bê tông khá nhỏ nằm sâu trong con đường làng. Bọn trẻ ở đây gọi mảnh sân là “Cái lồng” vì nó được bao quanh bằng những sợi dây thép và ngày nào Persie cũng chơi bóng với những người bạn gốc Ma-rốc của mình.

Năm Persie lên 14 tuổi, tố chất của anh được phát hiện và được chuyển đến đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp của CLB Excelsior. Năm 19 tuổi, sự nghiệp của Persie tiến lên một nấc thang mới khi anh được đôn lên đội hình 1 của Feyenoord sau 3 mùa thi đấu cùng đội trẻ.

Cũng trong thời gian này, Persie quen biết và yêu người vợ hiện tại, Bouchra Elbali. Tình yêu của họ ban đầu bị gia đình Bouchra cấm đoán kịch liệt. Mẹ của Bouchra kiên quyết ngăn cản con gái yêu Persie vì cho rằng những cầu thủ bóng đá thường không nghiêm túc trong các mối quan hệ. Nhưng bất chấp sự nghiêm cấm từ gia đình, Bouchra vẫn đến với Persie.

Sau khi Persie ký hợp đồng với Arsenal, anh đưa Bouchra cùng đến định cư ở Hampstead, một khu ngoại ô giàu có của Bắc London và kết hôn.


Và 14 ngày trong tù vì nghi án hiếp dâm

Thế nhưng, mối tình như chuyện cổ tích của họ đã bên bờ đổ vỡ vào tháng 6/2005, khi Persie trở lại Rotterdam tập trung cùng ĐTQG Hà Lan chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2006.

Trong một lần hám của lạ, Persie đã chung chăn gối với một gái làng chơi có tên Sandra Boma Krijgsman. Tuy nhiên vụ ăn vụng này đã bị chính Krijgsman tố giác và thậm chí còn buộc tội Persie đã hiếp dâm mình.

Tuy cảnh sát sau đó đã trả lại sự trong sạch cho tiền đạo người Hà Lan (2 người lên giường dựa trên sự tự nguyện), nhưng việc phải nằm 14 ngày trong nhà tù Rotterdam là vết nhơ mà Persie có lẽ không bao giờ quên được. Tiền đạo sinh năm 1983 thừa nhận rằng bầu không khí trong nhà tù với xung quanh toàn những tên lưu manh và việc bị đối xử như tội phạm đã biến Persie thành một người hung hãn, sẵn sàng gây sự với bất cứ ai.

Nhưng sự vị tha và tình yêu của Bouchra đã một lần nữa làm sống lại đam mê của Persie. Anh được trả tự do, trở lại với bóng đá và tiếp tục chiến đấu hết mình. Một năm sau đó, họ hạnh phúc chào đón sự ra đời của bé trai đầu lòng Shaqueel và niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội với sự ra đời của bé gái Dina Layla vào năm 2009.

Những gì đã xảy ra với anh tại Rotterdam từ lúc còn thơ bé cho đến bê bối tình ái khiến Persie hầu như chả mấy khi nhắc đến quê nhà. Với tiền đạo đang khoác áo Man United, nước Anh chính là nơi đã trao cho gia đình mình cuộc sống vẹn toàn nhất. “Tôi yêu cuộc sống nơi đây. Các con tôi đến trường học và hòa nhập với các học sinh bản xứ. Chúng lớn lên tại đây và nhận được mọi quyền lợi như công dân Anh. Shaqueel kể cả khi nghỉ Hè cũng không muốn về Hà Lan bởi chúng đã quen với văn hóa nơi đây” – Persie kể.

Để con thực sự hòa nhập với môi trường mới, Robin van Persie đăng ký cho chúng học ở trường công chứ không theo học ở các trường quốc tế. Còn vợ anh Bouchra vẫn đóng vai trò bà nội trợ tuyệt vời luôn chăm sóc chồng con.

Cẩm Oanh (TT&VH)

Thu Đúng, Thu Đủ Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng

(Chinhphu.vn) – Ngày 27/2, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch năm 2014 về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”.

Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Theo báo cáo tại hội nghị, từ 2009-2013, quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh đã thu được tổng số tiền 2.850 tỷ đồng. Đặc biệt trong 2 năm: 2012, 2013 số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) luôn đạt trung bình trên 1.000 tỉ đồng/ năm.

Năm 2013, số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được 1.068 tỉ đồng với diện tích rừng được hưởng DVMTR là 3,653 triệu ha. Mức chi trả tiền DVMTR bình quân trong toàn quốc đạt 200.000 đồng/ha. Trong đó, một số tỉnh có mức chi trả bình quân cao như: Lâm Đồng 350.000 đồng/ha; Lai Châu 289.000 đồng/ ha, Kon Tum 362.000 đồng/ ha.

Nguồn thu DVMTR hiện chủ yếu từ 3 nguồn gồm: Dịch vụ cung nước cho nhà máy thủy điện (năm 2013 tổng số tiền thu DVMTR 1.068 tỉ đồng, trong đó 1.043 tỉ đồng thu từ thủy điện); thu từ nhà máy cung cấp nước sạch 24 tỉ đồng, thu từ du lịch sinh thái 1 tỉ đồng.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho rằng: DVMTR đã tác động tích cực đến công tác quản lý rừng, có ý nghĩa quan trọng không chỉ tác động đến nhận thức đối với các chủ rừng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng mà còn góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng miền núi.

Tuy nhiên, hiện DVMTR cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, nguồn thu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có (hiện mới có 190 nhà máy thủy điện có ký hợp đồng trả tiền DVMTR), trong khi số lượng không ít các nhà máy thủy điện chưa ký hợp đồng chi trả tiền DVMTR.

Trong năm 2014, quỹ BVPTR Việt Nam và quỹ BVPTR các tỉnh cần tập trung cho công tác chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng, các hộ dân đảm bảo đúng tiến độ. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác thu đúng, thu đủ tiền DVMTR (tập trung trước mắt vào các nhà máy thủy điện, các nhà máy cung cấp nước sạch, các cơ sơ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái rừng).

Đỗ Hương

Xây Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Tự Nhiên

Hàng loạt chương trình hoạt động mang tầm quốcgia đã diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới vàNăm Quốc tế về Năng lượng bền vững 2012, nhằm tạo thói quen ứng xử văn hóa vớimôi trường tự nhiên.

Phó Thủ tướng tham gia trồngrừng ngập mặn

Sáng 3/6, Phó Thủ tướng HoàngTrung Hải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang đã tới dự lễmít-tinh quốc gia hưởng ứng ngày môi trường thế giới tại Hạ Long.

Ngay sau lễ mít-tinh, Phó thủtướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và nhân dân đãtham gia trồng rừng ngập mặn tại phường Hà Phong (TP Hạ Long). Các đoàn viênthanh niên và người dân địa phương cũng đã tham gia trồng cây trên bãi thải thantại vỉa 7,8 của Công ty cổ phần than Hà Tu.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, Quyền Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk trồng rừng ngập mặn. Ảnh: H. Hà

Trong khuôn khổ các hoạt độnghưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2012, chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanhcho Việt Nam” – sáng kiến của nhãn hàng Vfresh của Vinamilk – đã hỗ trợ việctrồng khoảng 20.000 cây sú, trang và vẹt dù. Sau khi hoàn thành việc trồng, sốcây này được sẽ bàn giao cho Đoàn TNCS HCM TP Hạ Long và nhân dân phường HàPhong quản lý và chăm sóc.

Ngày 4/6, hội thảo – Diễn đàn“Kinh tế Xanh hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường” đã khẳng địnhmạnh mẽ những cam kết của Việt Nam đối với việc giải quyết những vấn đề môitrường toàn cầu nói chung và hướng tới Hội nghị RIO + 20 tổ chức tại Brazil tuần tới.

Vai trò của doanh nghiệp với Kinh tế Xanh

Năm 2012, Liên Hợp Quốc lấy chủđề cho Ngày Môi trường Thế giới là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”. Việc chọnchủ đề này nhằm phản ánh nhận thức sâu rộng đối với kinh tế xanh như là bước đitiếp theo hướng tới thế kỷ XXI bền vững.

Việt Nam thuộc nhóm các nước đangphát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. Tuy nhiên, chất lượng tăngtrưởng kinh tế còn thấp, hiệu quả kinh tế không cao, phát triển kinh tế phụthuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễmmôi trường.

“Việt Nam đã đạt được nhiều thànhtựu về kinh tế xã hội trong thời gian qua, song tổng thiệt hại kinh tế do ônhiễm môi trường gây ra cũng lên tới 1,5-3% GDP mỗi năm. Ngoài ra mỗi năm ViệtNam còn phải chịu thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻcộng đồng vì ô nhiễm môi trường” – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường NguyễnMinh Quang cho biết.

Để theo kịp xu hướng phát triểnchung của thế giới và trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa,công nghiệp hóa vào năm 2020, việc lựa chọn và hướng tới xây dựng mô hình pháttriển kinh tế xanh ở Việt Nam là cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ralà tăng trưởng nhanh, bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừngnâng cao chất lượng cuộc sống, coi trọng bảo vệ môi trường.

Thanh niên tình nguyện đang trồng rừng ngập mặn tại Hà Phong

Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, QuyềnGiám đốc điều hành Marketing Vinamilk chia sẻ, từ những năm 30 của thế kỉ trước,người Nhật đã biết quán triệt tư tưởng “chúng ta sử dụng bao nhiêu cây gỗ củathiên nhiên thì sẽ trồng lại bấy nhiêu cây để đảm bảo môi trường trong lành”.Nhờ đó, màu xanh của cây, của rừng vẫn là màu chủ đạo của Nhật Bản. Từ điều này,Vinamilk và nhãn hàng Vfesh đã đưa ra sáng kiến lập Quỹ “1 triệu cây xanh choViệt Nam” nhằm tạo ra thói quen và văn hóa ứng xử với môi trường cho người Việt.

Bảo vệ môi trường, kinh doanhbền vững

Với chương trình “Quỹ 1 triệu câyxanh cho Việt Nam” và các hoạt động bên lề vì môi trường khác, Vinamilk và nhãnhàng Vfesh đang đi đầu kêu gọi và thực hiện hành trình chung tay “tô xanh” ViệtNam.

Ông Nguyễn Duy Luân, quản lý nhãnhiệu Vfresh cho biết, sắp tới Vfresh sẽ tặng cây cho khách mua hàng tại các siêuthị lớn trên toàn quốc. Đây là một hoạt động bên lề chương trình “ 1 triệu câyxanh cho Việt Nam” nhằm tạo tạo cho người dân thói quen chăm sóc và yêu thíchcây xanh, xây dựng hành vi thân thiện với môi trường.

Là thương hiệu nước giải khát tốtcho sức khỏe với định vị “Tốt tự nhiên”, Vfresh cũng mong muốn xây dựng và gìngiữ một môi trường tự nhiên trong lành và tốt cho người Việt. Với “1 triệu câyxanh cho Việt Nam”, Vinamilk cũng muốn tạo nên một cú hích để từ đó, mỗi ngườidân Việt Nam sẽ trồng một cây xanh và mỗi doanh nghiệp khi dùng một cây thì cũngsẽ trồng lại một cây trả lại môi trường.

Huyền My